Vì sao Facebook luôn trung thành với màu xanh?

Việc thay đổi màu sắc của nút bấm cũng có thể thay đổi hành vi của người dùng hoặc thu hút nhiều khách hàng hơn. Những phân tích của Leo Widrich sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn tầm quan trọng của màu sắc trong việc thiết kế website và thương hiệu Facebook.

Vì sao Facebook luôn lấy gam màu chủ đạo là xanh? Theo tờ The New Yorker, lý do là bởi vì Mark Zuckerberg bị mù màu đỏ và xanh lá, nên xanh dương là màu mà anh có thể nhìn thấy rõ nhất.
Nghe có vẻ không khoa học lắm nên có lẽ đây không phải là lý do giải thích cho màu sắc chủ đạo của Facebook, nhưng có một vài ví dụ đáng ngạc nhiên về việc màu sắc có tác động thế nào đến quyết định mua hàng của người sử dụng. Suy cho cùng thị giác là giác quan phát triển nhất của con người. Vì vậy không có gì lạ khi 90% quyết định có nên thử sản phẩm hay không lại đến từ chính màu sắc của sản phẩm đó.
Vậy màu sắc có ảnh hưởng đến người mua như thế nào, và thực sự thì "khoa học màu sắc" trong marketing là gì? Đối với những người đang tìm cách để cải tiến sản phẩm như ở Buffer, vấn đề này chính là điểm mấu chốt. Hãy cùng tìm hiểu một trong những nghiên cứu thú vị nhất gần đây về đề tài này theo các hướng sau đây.

Khách hàng nhận diện thương hiệu online chỉ qua màu sắc?
Trước khi chúng ta đi vào nghiên cứu, dưới đây là một thí nghiệm tuyệt vời để cho ta thấy được sức mạnh của màu sắc. 

 Màu sắc có ảnh hưởng đến thói quen mua hàng như thế nào?
Màu sắc tác động đến suy nghĩ của con người theo hướng nào không phải lúc nào cũng rõ ràng. 
 
Mỗi khi chúng ta cảm thấy bị ép buộc phải mua một sản phẩm nào đó, màu sắc có thể chính là thủ phạm. Để giúp ta hiểu rõ hơn về vấn đề này, công ty KISSmetrics đã thiết kế một tấm Infographic về cách mà màu sắc ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Đối với nhiều người, màu xanh lá là màu dễ chịu nhất mà chúng ta có thể dùng để làm cho việc mua hàng trở nên dễ dàng hơn. Một điều dễ nhận thấy khác là sự phổ biến của màu đen trong các dòng sản phẩm hạng sang. 

 
 
 
Làm thế nào để đưa màu sắc vào chiến lược marketing?
Đây có thể chỉ là một bài viết mang tính giải trí, nhưng liệu sẽ thế nào nếu chúng ta có thể đưa những ý tưởng này áp dụng vào website hoặc ứng dụng của mình? Dưới đây lại là một nghiên cứu tuyệt vời của KISSmetrics.
Nếu bạn đang xây dựng một ứng dụng hướng đến đối tượng là nữ, KISSmetrics khuyên bạn nên sử dụng màu xanh dương, tím, xanh lá, và đừng sử dụng màu cam, nâu hoặc xám.
 
Trong trường hợp sản phẩm của bạn là dành cho nam, có thể dùng màu xanh dương, xanh lá hoặc đen, không nên dùng màu nâu, cam và tím.
 
Trong một thí nghiệm khác, công ty Performable muốn tìm hiểu liệu một sự thay đổi nhỏ ở màu sắc của nút bấm có thể dẫn đến sự thay đổi lớn hơn ở tỷ lệ người truy cập? Họ bắt đầu bằng việc dự đoán kết quả của một lựa chọn đơn giản giữa hai màu (xanh lá và đỏ) và cố gắng thấy được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
"Màu xanh lá bao hàm những ý nghĩa như "tự nhiên" hoặc "môi trường", và "đi" hoặc "tiến tới" đối với trường hợp của đèn giao thông. Ngược lại, màu đỏ làm ta liên tưởng đến sự hứng khởi, đam mê, máu và cảnh báo. Nó cũng được dùng làm ký hiệu dừng ở đèn giao thông. Màu đỏ cũng được biết tới là màu nổi bật".
Vì vậy, rõ ràng là kết quả của phép chọn sẽ là xanh lá, màu dịu hơn. Ít ra thì đó là những gì Performable dự đoán. Đây là thí nghiệm của họ:
 
Vậy kết quả của thí nghiệm là như thế nào? Câu trả lời rất đáng ngạc nhiên: nút đỏ được chọn nhiều hơn 21%.

 
Tại sao các đường link lại có màu xanh?
Câu hỏi thú vị này được giải thích ngắn gọn là do màu xanh tạo nên sự tương phản tốt nhất giữa các màu được sử dụng trong các website cũ.
 
Còn đây là lời giải thích đầy đủ: "Tim Berners – Lee, người phát minh ra website, được cho rằng là người đầu tiên tạo ra đường hyperlink màu xanh. Mosaic, một trình duyệt web cổ điển có giao diện với nền màu xám và chữ màu đen. Màu tối nhất có thể ở thời điểm đó mà không trùng với màu đen là màu xanh dương. Do đó, để làm đường link nổi bật, nhưng vẫn dễ đọc, màu xanh dương đã được sử dụng".

 
Ocean Ads tổng hợp

Kiến thức cùng danh mục


Tin kiến thức khác

KẾ HỌACH MARKETING TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ