7 bước giúp trang web xếp cao hơn khi được tìm kiếm
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) – còn được biết đến là tìm kiếm tự nhiên – là một quá trình khá dễ hiểu. Mặc dù vậy, điều đó không có nghĩa là dễ dàng hay ít tốn kém. Quá trình này đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều thời gian và vì vậy, nhiều người lựa chọn thuê các chuyên gia SEO thay họ làm mọi việc. Nếu bạn có nhiều tiền và hạn hẹp về thời gian, đây chắc là giải pháp tối ưu. Vì kiểu gì thì những chuyên gia này cũng có thể làm được nhiều việc nhanh chóng và hiệu quả hơn bản thân bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn đơn thuần suy nghĩ rằng SEO là một môn nghệ thuật bí ẩn chỉ dành cho một số người được lựa chọn và do đó, mặc dù không thật sự dư dả, bạn vẫn chấp nhận tốn tiền để thuê chuyên gia thì đó lại là ý tưởng không hay. Nhiều chuyên gia cố tình tạo ra ấn tượng rằng SEO không dành cho những người nghiệp dư hay nhát gan. Đừng tin họ. Việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hoàn toàn rõ ràng và dễ hiểu. Hãy dành chút thời gian làm theo 7 bước dưới đây và trang web của bạn sẽ nhanh chóng bước lên phía trên khi được tìm kiếm.
Bước thứ nhất: Đọc kỹ những hướng dẫn của công cụ tìm kiếm
Nếu bạn vẫn chưa tin SEO không phải là một môn nghệ thuật huyền bí, bạn nên biết rằng các cơ chế tìm kiếm chủ đạo đều có những lời khuyên cụ thể về việc làm thế nào để tối ưu hóa trang web của bạn. Tham khảo: www.google.com/webmasters
Hãy bắt đầu bằng lời khuyên này và thường xuyên đọc lại nó. Tìm kiếm qua mạng là một lĩnh vực khá mới mẻ trong hoạt động maketing và luật chơi thường xuyên thay đổi. Các cơ chế tìm kiếm đòi hỏi trang web của bạn phải dễ tìm, đồng thời lúc nào cũng phải có nội dung phong phú dựa trên những tiêu chuẩn mới nhất.
Bước thứ hai: Tìm hiểu những trang blog hữu ích về SEO
Tuy vậy, bạn sẽ không tự tìm thấy được mọi thứ từ các cơ chế tìm kiếm. Tuy nhiên, để luôn bắt kịp với nhiệp độ phát triển liên tục của lĩnh vực này, bạn cần thường xuyên tham khảo những trang blog hữu ích về nội dung này. Một số trang dưới đây có thể cho bạn một khởi đầu tốt:
Bước thứ ba: Thiết kế trang web của bạn “bò” dễ dàng
Tìm kiếm qua mạng hoạt động trên các cơ chế gửi ra những con “nhện” (spider) để đọc các ký tự trên trang web và sau đó xây dựng chỉ mục tìm kiếm cho những trang web đó. Nhện web là một phần mềm được các cơ chế tìm kiếm phát tán đến khắp các trang web. Chúng được gọi là “nhện” đơn giản vì chúng bò dọc khắp trang web. Chúng cũng được gọi là những “con rệp” (crawler), lập chỉ mục tự động hay “bots”.
Trang web của bạn cần được thiết kế sao cho “nhện” có thể dễ dàng truy cập và bò quanh. Điều đó đồng nghĩ với việc tạo ra ký tự “nhện” đọc. Về căn bản nhện không đọc được nội dung các chương trình flash, nội dung được tạo qua JavaScript, nội dung hình ảnh và các nội dung truyền thông đa phương tiện, người ta sẽ không thể tìm được trang web của bạn. Còn nếu quá nhiều nội dung ký tự, người dùng có thể dễ dàng tìm và đến được trang web của bạn, nhưng lại có thể dễ phát chán và chẳng buồn quay lại.
Bước thứ tư: Chọn đúng từ khóa
Bạn cũng cần sử dụng từ ngữ thích hợp. Hay nói đúng hơn, bạn cần sử dụng những từ ngữ mà người dùng truy cập bạn muốn thu hút sẽ gõ vào thanh công cụ tìm kiếm. Chẳng hạn, nếu trang web của bạn sử dụng nhiều từ “con hổ”, trang web của bạn sẽ đứng phía trên khi người truy cập tìm kiếm với từ khóa “con hổ”. Điều này rất có lợi nếu bạn đang tiếp thị một sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan tới hổ, nhưng sẽ không ích gì nếu sản phẩm của bạn chẳng có chút liên quan. Điều quan trọng bạn phải lựa chọn những từ ngữ trên trang web gần nhất với ngành nghề kinh doanh của công ty. Việc lựa chọn từ khóa vì vậy đóng vai trò sống còn. Hãy nghĩ đến những từ ngữ khách hàng có thể sử dụng để tìm kiếm công ty của bạn. Hãy nghiên cứu kết quả tìm kiếm với những từ khóa này. Những công cụ miễn phí như Google Adwords sẽ giúp bạn lựa chọn những từ ngữ tối ưu cho trang web của mình.
Có thể chẳng bao lâu nữa, bạn sẽ có hàng tá từ khóa. Bạn nên bắt đầu với một ít từ khóa trước, khi thấy hiệu quả mới chuyển sang những từ khóa còn lại. Bạn cũng nên kết hợp với những thuật ngữ chung chung có thể đem lại lượng tìm kiếm lớn với những thuật ngữ cụ thể hơn tuy đem lại kết quả hạn chế nhưng đúng mục tiêu hơn.
Bước thứ năm: Đưa từ khóa vào nội dụng và tiêu đề trang web
Bước tiếp theo là đưa những từ khóa và cụm từ này vào nội dung trang web. Cũng cần đặc biệt lưu ý đến các tiêu đề của trang. Cơ chế tìm kiếm chú trọng hơn đến các tiêu đề, do đó, hãy tận dụng các từ khóa và cụm từ trên tiêu đề một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, lưu ý đừng quá lạm dụng từ khóa, nếu không nội dung sẽ mất ý nghĩa và không hấp dẫn được người đọc. Cơ chế tìm kiếm giờ đây ngày càng thông minh hơn và nhận diện được các nội dung thuần túy dùng để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Và nếu ngay cả một phần mềm máy tính còn phân biệt được những từ ngữ kém hữu ích đó, thì chắc chắn người truy cập cũng vậy. Họ cũng sẽ chẳng nán lại lâu trên trang web của bạn.
Bước thứ sáu: Tăng cường các liên kết (link) đến trang web của bạn
Sau từ khóa, thành phần quan trọng nhất của SEO là các liên kết. Liên kết chính là mạch máu của môi trường mạng. Google thường xét đến mức độ liên quan và chất lượng của các liên kết. Do vậy, bạn cần thuyết phục các chủ trang web khác đặt liên kết đến trang web của bạn. Những liên kết này sẽ càng hiệu quả nếu các trang web đó xếp phía trên khi được tìm kiếm. Các cơ chế tìm kiếm hiện xếp hạn mức độ hữu ích của trang web của bạn đối với người truy cập, nên nếu các liên kết đến trang web của bạn nằm trong một trang khác được đánh giá cao thì cơ chế tìm kiếm sẽ cho rằng trang web của bạn cũng có uy tín tương tự.
Cách tốt nhất để có được nhiều liên kết tốt là phải cung cấp nội dung có chất lượng cao. Đó có thể là tin tức cập nhật về một chủ đề cụ thể hay những ưu đãi hấp dẫn hoặc một bản cáo bạch mà nhiều người muốn tải về. Bất kỳ nội dung đó là gì, chỉ cần nó thực sự có ích đối với người khác, bạn sẽ được hưởng lợi từ cộng hưởng các yếu tố: trang web của bạn được xếp cao hơn trong kết quả tìm kiếm, được các trang web khác đặt liên kết tới và sẽ có nhiều người truy cập đến.
Nội dung mới thực sự là vua của thế giới mạng.
Còn có nhiều cách khác để trang web khác đặt liên kết đến trang web của bạn. Bạn cũng có thể đặt liên kết chéo với các trang web uy tín. Bạn cũng có thể chia sẽ với mọi người về trang web của mình. Hãy nói về nó với tất cả những người mà bạn gặp, đề cập tới nó khi bạn bình luận trong blog của người khác, hay khi viết trên blog của mình, khi bạn nhắn tin qua Twitter hay cập nhật thông tin trên LinkedIn.
Bước thứ bảy: Thường xuyên tinh chỉnh
Bước cuối cùng là thường xuyên tinh chỉnh hoạt động SEO của bạn. Bạn phải luôn theo sát những xu hướng tìm kiếm mà khách hàng đang sử dụng, và cả những thay đổi trong luật chơi. Chẳng hạn, năm 2009, Google công bố tính năng “Web History” (Lịch sử lướt web), theo đó cơ chế tìm kiếm này căn cứ vào những lệnh tìm kiếm hiện tại. Giờ đây, kết quả tìm kiếm không còn chỉ dựa thuần túy vào mức độ liên quan của nội dung trang web hay các liên kết của bên thứ ba, mà nó còn tùy thuộc vào lịch sử lướt web của mỗi người, Đây thực sự là thay đổi lớn và có thể ảnh hưởng đáng kể đến cách những nhà tiếp thị tiếp cận lĩnh vực này.
Bạn cần đón đầu những xu thế phát triển như thế và điều chỉnh chiến thuật một cách tương ứng. Mặc dù vậy, một trong những điểm hấp dẫn nhất về SEO là tuy ban đầu bạn phải đầu tư chút công sức, nhưng một khi chiến dịch tối ưu hóa đã được khởi động, bạn chỉ cần cho nó chạy thường xuyên với đôi chút điều chỉnh nhỏ định kỳ để đảm bảo lưu lượng truy cập ổn định tới trang web của mình.
Oceanads tổng hợp
Kiến thức cùng danh mục
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia Neil Jackson, Giám đốc phụ trách dịch vụ tìm kiếm của Tamar
- SEO tips: Những cách đơn giản tăng tần suất xuất hiện của website trên trang 1 Google
- Sự hấp dẫn của nghề SEO
Tin kiến thức khác
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia: Adhish Kulkarni Giám đốc điều hành B!Digital UK
- Những lợi ích của kênh tiếp thị di động
- Các phương thức mà các nhà tiếp thị có thể khai thác điện thoại di động
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia: Tanya Goodin, Giám đốc điều hành Công ty Tamar
- Nguyên tắc thành công với mạng xã hội
- Phỏng vấn chuyên gia: Richard Sharp, Giám đốc Truyền thông kiêm Giám đốc Thương mại của ValueClick tại Anh
- Cách giúp bạn phát huy tối đa vị trí quảng cáo đã mua
- Phỏng vấn chuyên gia: Rob Pierre, Giám đốc điều hành, Jellyfish
- Cách quảng cáo Google Adwords (SEM) hiệu quả
- Các bước cần thiết để xây dựng một website hiệu quả